Tập thể dục giảm suy tim

Đó là kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2015. Các chuyên gia tại Đại học Jonh Hopkins (Hoa Kỳ) đã tiến hành nghiên cứu thói quen tập thể dục của khoảng 11.000 người tuổi từ 45-64. Sau 6 năm, các chuyên gia nhận thấy những người tập thể dục nhẹ khoảng 150 phút/tuần hoặc 75 phút hoạt động mạnh/tuần có thể giảm 33% nguy cơ mắc bệnh tim so với những người tập ít hơn. Với người không có hoạt động thể chất có thể có tới 22% nguy cơ suy tim. Khi họ đi bộ khoảng 120 phút/ tuần có thể giảm 12% nguy cơ suy tim.

TS. Roberta Florido - Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, nhiều người dễ nản lòng hoặc không có thói quen tập thể dục thì nên cải thiện. Mỗi phút vận động đều giúp bạn khỏe mạnh hơn.

(Theo Doctorslounge, 11/2015)

Vy Anh

Bạn hoàn toàn có thể làm được! Bỏ thuốc lá trong 5 ngày

Điều đó khiến người hút rất khó bỏ thuốc. Nhưng bạn hoàn toàn có thể bỏ được thuốc lá, nếu có phương pháp đúng và quyết tâm cao.

Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc

Chọn ngày hợp lý rất quan trọng. Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc. Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.

Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngơi chủ động theo ý của mình.

5 ngày trước ngày cai thuốc

1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.

Thuốc lá có hại cho sức khỏe và tốn tiền, hút thuốc bất tiện,...

Ảnh hưởng người khác, gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...

2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.

3. Dừng mua thuốc lá!

4 ngày trước ngày cai thuốc

1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc

Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê...

2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.

Tăm xỉa răng sau bữa ăn, hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; hai quả cầu lăn trên tay, bút chì...

3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.

3 ngày trước ngày cai thuốc

1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.

Bác sĩ gia đình.

Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất.

Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp...

2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.

Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.

Thưởng cho con, cháu vì thành tích

học tập...

Làm các việc có ích khác...

2 ngày trước ngày cai thuốc

1. Xem lại: Khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.

• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê.

• Sức ép của công việc (stress).

• Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):

Chóng mặt và nhức đầu; tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; khó tập trung tư tưởng.

Thèm thuốc; rối loạn tiêu hóa.

• Tăng cân sau cai nghiện

2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...

3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:

• Uống nhiều nước

• Hít thở sâu

• Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, cắn hạt dưa...

• Nói chuyện với người khác

• Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích...

1 ngày trước ngày cai thuốc

1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.

4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!

Lên dây cót một lần nữa: “Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”

Ngày cai thuốc

1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn - ngày bạn cai thuốc lá.

2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.

3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.

4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.

a) Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!

b) Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu! Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!

c) Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.

Hoàn toàn có thể bỏ được thuốc lá, nếu có phương pháp đúng và quyết tâm cao.

Hoàn toàn có thể bỏ được thuốc lá, nếu có phương pháp đúng và quyết tâm cao.

Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá

• Tuần đầu tiên:

Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.

Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.

Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.

• Tuần thứ 2 - 6:

Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.

• Từ tuần thứ 7 trở đi:

Tuyệt vời! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!

Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh

Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.

Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khỏe mạnh.

Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.

Nhật Hạ

((Nguồn: Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá Quốc gia))

Cách chăm sóc bé bị chàm sữa

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, là một bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi, theo thống kê có khoảng 20% trẻ sinh ra bị chàm sữa. Ðể điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh chàm sữa là là tình trạng viêm da mạn tính, không lây. Nếu tái diễn nhiều lần, bệnh sẽ trở thành chàm thể tạng nên người ta còn gọi chàm sữa là giai đoạn đầu của chàm thể tạng.

Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở bé có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì con cũng dễ mắc bệnh. Thông thường bệnh sẽ giảm dần và thoái lui khi trẻ trên 1 tuổi.

Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như mạt, ve, bọ chét, nấm mốc, bụi... thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng... Có mối liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng...), cách cho bú, nhiễm khuẩn... gây ra chứng chàm sữa.

Những yếu tố làm gia tăng bệnh và khiến bệnh nặng thêm: Các dị ứng nguyên (thức ăn, không khí, thú nuôi...). Các chất kích ứng da như: xà bông, bột giặt, thuốc tẩy, vải len, khói thuốc... Khí hậu nóng, lạnh hay khô. Da khô do tắm rửa lâu, nhiều lần. Nhiễm khuẩn, nhiễm virut... Khi đó, trẻ sẽ có các triệu chứng: ngứa, sốt, bệnh tái đi tái lại, và có biến chứng: chàm bị chốc hóa, viêm da mụn mủ dạng thủy đậu.

Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, hạn chế dùng xà phòng hoặc sữa tắm.

Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết chàm sữa ở bé

Chàm sữa hay gặp ở trẻ sau khi sinh khoảng 6 tháng tuổi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình, tứ chi... Bệnh khởi đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mày và tróc vảy. Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và có những vảy nhỏ li ti. Da bé rất khô và căng. Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân. Bé có thể gặp thêm các triệu trứng dị ứng của bệnh hen suyễn hay viêm mũi.

Khi bị bệnh, trẻ sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ bứt rứt gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm khuẩn (thậm chí bội nhiễm), khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.

Thông thường, bệnh sẽ thuyên giảm dần (khi trẻ trên 1 tuổi) và có thể tự khỏi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng.

Ðiều trị bệnh

Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi hoặc ăn, uống những chất gây dị ứng cho cơ thể, do đó trẻ cần được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ bệnh rất khó điều trị khỏi hẳn. Vì vậy, trẻ đang ở giai đoạn bị chàm sữa (nhất là giai đoạn cấp) cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn bệnh, khiến bé dễ bị lây nhiễm. Chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc. Cách tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để sử dụng sản phẩm chăm sóc da hoặc thuốc và cách bôi phù hợp và an toàn cho bé. Tránh tự ý mua thuốc bôi cho trẻ, cũng không nên đắp lá, thuốc theo dân gian vì sẽ làm bệnh nặng thêm. Thực tế, đã có một số bà mẹ tự ý ra nhà thuốc mua thuốc bôi nhiều loại, trong đó có corticosteroid, bôi thuốc lâu ngày gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da. Ngoài ra corticosteroid còn có thể khiến chàm lan rộng, nặng thêm và nhiễm trùng, nếu dùng thuốc kéo dài có thể gây suy yếu tuyến thượng thận...

Cách phòng bệnh hiệu quả

Việc chăm sóc phòng bệnh bắt đầu bằng chế độ dinh dưỡng: Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể. Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi. Trì hoãn cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng và một vài loại cá. Tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng,...

Các phương pháp vệ sinh cơ thể, môi trường sống cũng cần lưu ý, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da. Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm dành cho trẻ nhỏ. Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm, làm bằng chất liệu bông để tránh làm tổn thương da. Giữ cho da bé luôn khô, tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, thay tã lót cho bé thường xuyên. Giữ môi trường xung quanh không thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Nơi ở của bé cần thoáng mát, đủ độ ẩm cần thiết. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là đệm, chăn, gối, giường của bé. Tránh cho trẻ tiếp xúc với chó, mèo tốt nhất là không nên nuôi các loại vật nuôi này khi trẻ đang ở giai đoạn dễ mắc bệnh.

BS. THU DUNG

Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân viêm gan B

Vi-rút viêm gan B tấn công vào gan và có thể gây ra xơ gan và ung thư gan. Nghiên cứu trước đây cho thấy điều trị aspirin liều thấp hàng ngày có thể ngăn ngừa ung thư, nhưng có rất ít bằng chứng lâm sàng về việc sử dụng aspirin thường xuyên có thể ngăn ngừa ung thư gan ở những người bị viêm gan b.

Các nhà nghiên cứu từ Đài Loan đã phân tích dữ liệu từ gần 205.000 bệnh nhân bị viêm gan loại B mạn tính. Họ phát hiện ra rằng qua 5 năm những người dùng aspirin hàng ngày ít bị ung thư gan hơn so với những người không dùng aspirin.

Aspirin có thể giảm nguy cơ ung thư gan ở bệnh nhân viêm gan B

Tuy nhiên, điều quan trọng cần chú ý là nghiên cứu này chỉ tìm thấy mối liên quan nhưng không hình thành mối quan hệ nhân quả.

Theo Hội nghiên cứu về bệnh gan Mỹ, có khoảng 240 triệu người trên toàn thế giới bị bệnh viêm gan loại B mạn tính.

Bác sĩ Teng-Yu Lee, ở Bệnh viện Đa khoa Cựu binh, Đài Trung cho biết mặc dù các loại thuốc kháng virut có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư gan ở những người bị viêm gan B nhưng chúng không loại bỏ bệnh và không thích hợp với tất cả mọi.

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo của Hội nghiên cứu bệnh về gan Mỹ ở Washington. Nghiên cứu được trình bày tại các hội thảo y tế thường được xem là sơ bộ cho đến khi được công bố trong một tạp chí có bình duyệt.

BS Thu Vân

(Theo Upi)

Bệnh thận ở người đái tháo đường

Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2015 toàn thế giới có 415 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Một nửa số người mắc ĐTĐ chưa được chẩn đoán, rất nhiều bệnh nhân ĐTĐ type 2 bị bệnh trong thời gian dài mà không biết nên đã dẫn đến nhưng biến chứng nghiêm trọng, trong đó biến chứng thận được coi là nguy hiểm và tốn kém nhất. Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy thận giai đoạn cuối cần phải lọc máu chu kỳ.

Tại sao bệnh ĐTĐ lại hay gây tổn thương thận?

Tỉ lệ và mức độ nặng của biến chứng thận liên quan tới thời gian bị bệnh và mức độ kiểm soát đường huyết. Theo các thống kê, có khoảng 20 – 40% các bệnh nhân ĐTĐ sẽ bị biến chứng thận, trong đó có nhiều bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đã có protein niệu ngay khi được phát hiện ĐTĐ, còn với bệnh nhân ĐTĐ týp 1 thì sau 10 năm bị bệnh có khoảng 50% số bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối và sau 20 năm thì con số này đã lên tới 75%. Tại các khoa thận, khoảng 40% số bệnh nhân đang phải chạy thận nhân tạo là do biến chứng thận của ĐTĐ.

Hàng ngày, khi ăn các thức ăn có nhiều chất đạm (protein), sau một quá trình chuyển hóa sẽ có nhiều chất thải độc hại được tạo thành. Thận chứa hàng triệu mạch máu nhỏ mà thành của các mạch máu này có những lỗ rất nhỏ giống như những cái túi lọc. Khi máu chảy qua các mạch máu, những chất độc hại có kích thước rất nhỏ sẽ chui qua những lỗ này đi ra nước tiểu rồi được tống ra ngoài. Ngược lại, những chất hữu ích trong cơ thể như protein, tế bào hồng cầu có kích thước lớn nên không thể lọt qua những lỗ này nên vẫn được giữ lại trong máu.

đái tháo đườngNên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để tránh biến chứng ở thận.

Ở bệnh nhân ĐTĐ, do đường huyết tăng cao dẫn đến lượng máu đến thận quá lớn, thận phải làm việc (lọc) quá mức. Sau thời gian dài phải làm việc trong tình trạng quá mức hệ thống lọc bắt đầu bị phá hủy, các lỗ lọc trở nên to hơn dẫn đến nhiều protein bị lọt ra ngoài. Lúc đầu protein xuất hiện trong nước tiểu một lượng rất nhỏ, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị ở giai đoạn này thì rất có hiệu quả, chức năng thận sẽ không bị giảm. Nếu để muộn thì các tổn thương thận sẽ ngày càng nặng hơn, hậu quả là có nhiều protein niệu lọt ra nước tiểu, chức năng thận suy giảm dần. Cuối cùng thận bị mất hoàn toàn chức năng gọi là suy thận giai đoạn cuối, điều này đồng nghĩa với việc nồng độ các chất thải độc hại trong cơ thể như ure, creatinin tăng lên rất cao, đe dọa tính mạng người bệnh ĐTĐ, đòi hỏi phải được điều trị bằng lọc máu thường xuyên để đẩy bớt chất độc ra ngoài.

Ngoài kiểm soát đường không tốt thì bệnh nhân có tăng huyết áp, bị ĐTĐ lâu năm, ĐTĐ týp 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu... là những yếu tố nguy cơ làm tăng bị biến chứng thận ở bệnh nhân ĐTĐ.

Dấu hiệu của biến chứng thận

Trong giai đoạn đầu, thận vẫn còn khả năng tăng cường hoạt động để bù trừ cho các mao mạch bị tổn thương. Vì vậy chức năng thận vẫn bình thường, bệnh nhân không có biểu hiện bất thường nào. Tuy nhiên khi số mao mạch bị tổn thương tăng lên, thận dù hoạt động mạnh hơn nhưng vẫn không bù trừ được và các triệu chứng của suy thận sẽ xuất hiện. Các triệu chứng của suy thận giai đoạn đầu thường không đặc hiệu, ví dụ phù, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, tăng huyết áp. Tăng huyết áp có thể là một triệu chứng của suy thận nhưng cũng có thể tăng huyết áp đã có từ trước (thường ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2) và nó thúc đẩy biến chứng thận do ĐTĐ nặng thêm. Khi bệnh nhân bị tổn thương cấu trúc thận nặng gây mất quá nhiều protein ra nước tiểu, lượng protein trong máu quá thấp không thể giữ dịch ở lại trong lòng mạch máu, dẫn tới dịch bị thoát ra ngoài làm bệnh nhân bị phù rất to toàn thân, có cổ chướng và có thể tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim... gọi là hội chứng thận hư. Bệnh nhân bị hội chứng thận hư này cũng dễ tiến triển đến suy thận nặng.

Biện pháp ngăn ngừa và điều trị

Biến chứng thận hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách kiểm soát tốt đường huyết và các yếu tố nguy cơ. Các bệnh nhân ĐTĐ có biến chứng suy thận hoặc hội chứng thận hư cần được nhập viện để đánh giá và có kế hoạch điều trị tích cực cũng như được tư vấn về chế độ ăn, sinh hoạt, khả năng cần chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

Kiểm soát tốt đường huyết bằng kết hợp các biện pháp như chế độ ăn, tập luyện và dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu, theo dõi lâu dài thấy hiệu quả của điều trị kiểm soát tốt đường huyết hạn chế biến chứng thận có thể kéo dài nhiều năm sau khi mắc ĐTĐ.

Tuy nhiên, khi thận suy sẽ giảm khả năng thanh thải thuốc, các thuốc có xu hướng tích lũy lại trong máu nên các bệnh nhân dễ bị hạ đường huyết nếu không được điều chỉnh liều thuốc. Kiểm soát tốt huyết áp cũng có giá trị rất lớn vì tăng huyết áp ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Mục tiêu huyết áp ở người bệnh ĐTĐ thông thường theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Mỹ và Liên đoàn ĐTĐ quốc tế phải là < 130/80 mmmHg, còn với những bệnh nhân đã có protein niệu đại thể hoặc đã có suy thận thì huyết áp nên đưa xuống mức 120/70 mmHg.

Các cách đơn giản để hạ huyết áp phải thực hiện đồng thời là giảm cân (nếu thừa cân), ăn nhạt, bỏ rượu và thuốc lá, tập thể dục đều đặn. Nếu các biện pháp này không có hiệu quả thì cần dùng các thuốc hạ huyết áp sớm. Có nhiều loại thuốc hạ huyết áp nhưng không phải tất cả đều tốt cho các bệnh nhân ĐTĐ. Một số nhóm thuốc ngoài khả năng làm hạ huyết áp còn có tác dụng lên hệ thống mạch thận, có tác dụng bảo vệ thận và làm chậm tiến triển biến chứng thận của bệnh nhân ĐTĐ như thuốc nhóm ức chế men chuyển hoặc nhóm đối kháng thụ thể angiotensin II. Các thuốc này được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tay cho các bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp hoặc có biến chứng thận. Thông thường các bệnh nhân phải cần tới 2-4 loại thuốc mới có thể kiểm soát được huyết áp đạt mục tiêu. Điều cần lưu ý là những phương pháp điều trị can thiệp như kiểm soát đường huyết và huyết áp thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng lớn, tốt nhất là ngay khi bệnh nhân được phát hiện ĐTĐ.

Với bệnh nhân đã có protein niệu đại thể nên thực hiện chế độ ăn giảm chất đạm vừa phải (0,6 – 0,8g protein/kg thể trọng/ngày) với mục đích để thận ít phải làm việc hơn và ít mất protein qua thận hơn. Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân cần phải có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng.

Khi bệnh nhân đã có suy thận giai đoạn cuối, thận mất gần như hoàn toàn chức năng thì điều trị thay thế thận suy bằng phương pháp lọc máu chu kỳ (2 – 4 lần mỗi tuần) là cần thiết để duy trì cuộc sống cho bệnh nhân. Có hai cách lọc máu là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc đều tuân theo nguyên lý là sử dụng một cái máy hoặc màng bụng đóng vai trò như quả thận để lọc máu, loại trừ các chất độc ra khỏi cơ thể. Một phương pháp điều trị thay thế khác rất hiệu quả là ghép thận, nhưng chưa được phổ biến bởi chi phí quá cao và kỹ thuật thực hiện phức tạp.

PGS. TS. Đỗ Trung Quân

Cảnh giác với biến chứng do viêm amidan

(suckhoedoisong.vn) - Viêm amidan hay còn gọi là viêm amidan khẩu cái là bệnh lý thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng bệnh chiếm một tỷ lệ cao ở trẻ. Bệnh tiến triển thành từng đợt, có thể tự khỏi, có thể đưa đến biến chứng tại chỗ hoặc toàn thân, có khi rất nguy hiểm như thấp tim.

Biểu hiện khi viêm amidan

Viêm amidan cấp: Là tình trạng viêm sung huyết hoặc làm mủ của amidan khẩu cái. Đa số do virut (70%), hay gặp ở trẻ em và lứa tuổi thiếu niên, chiếm 10-15% nhiễm khuẩn hô hấp trên. Bệnh biểu hiện với các dấu hiệu như sốt cao, hơi thở hôi, đau mỏi mình mẩy, cảm giác đau nhói tại chỗ tương ứng hai bên góc hàm, đau lan lên tai, đau tăng khi nuốt, ho từng cơn do kích thích và xuất tiết, ở trẻ em thường khò khè, ngủ ngáy. Các nguyên nhân gây viêm amidan cấp gồm có:

Viêm amidan do virut: Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, 2 amidan sưng to, đỏ, bề mặt phủ một lớp tiết nhầy, không có giả mạc, không có chấm mủ; thành sau họng các tổ chức lympho viêm đỏ.

Cảnh giác với biến chứng do viêm amidan 1Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Viêm amidan do vi khuẩn: Niêm mạc đỏ rực, 2 amidan to, trên bề mặt có chấm mủ, có thể có giả mạc mềm, dễ bóc, không chảy máu. Phản ứng hạch góc hàm, hạch to, đau. Đôi khi có thể kèm theo ngạt mũi và khàn tiếng do viêm nhiễm đường hô hấp trên phối hợp.

Viêm amidan cấp do liên cầu bêta tan huyết nhóm A: Bệnh thường gặp ở trẻ em tuổi học đường 7-14 tuổi. Chữa khỏi dễ dàng nhưng cũng có khi gây biến chứng nguy hiểm như: viêm cầu thận cấp, viêm khớp, thấp tim gây tổn thương van tim: Hẹp van 2 lá: bệnh tự miễn, xuất hiện sau viêm họng 10-30 ngày. Bệnh thường biểu hiện với các dấu hiệu như: trẻ sốt, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, hạch góc hàm sưng to, đau. Xét nghiệm có liên cầu beta tan huyết nhóm A.

Viêm amidan mạn tính: Là tình trạng viêm quá phát hoặc xơ teo amidan khẩu cái sau nhiều đợt viêm bán cấp. Người bệnh thường có cảm giác vướng họng, đôi khi đau nhói trong họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi. Đối với thể viêm amidan quá phát, bệnh nhân ngủ ngáy thường xuyên hoặc tăng lên trong đợt viêm amidan, một số trường hợp còn phát hiện cơn ngừng thở khi ngủ thể bệnh này hay gặp ở trẻ em. Khi thăm khám thấy 2 amidan to chạm nhau, trên bề mặt có nhiều khe, hốc có thể đọng lại ít mủ nhầy hoặc chất bã đậu. Với thể xơ teo thấy 2 amidan nhỏ nằm trong hốc amidan, bề mặt xơ, có nhiều hốc chứa chất bã đậu, hai trụ amidan viêm dày đỏ, sẫm màu.

Viêm amidan có nguy hiểm không?

Viêm amidan là bệnh lý thường gặp, có thể tự khỏi nhưng có trường hợp gây biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân.

Biến chứng tại chỗ: Viêm tấy và áp-xe quanh amidan: Thường xảy ra với viêm amidan cấp không được điều trị, nhiễm khuẩn lan dần và thành mủ giữa amidan và bao amidan, bệnh nhân thường đau tăng, đau lan lên tai, nuốt đau, không nuốt được, nước bọt chảy ra, miệng há khó khăn. Điều trị bằng kháng sinh đường tiêm và dẫn lưu áp-xe.

Biến chứng kế cận: Viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản…

Biến chứng toàn thân: Nhiễm khuẩn huyết, viêm cầu thận cấp, thấp khớp cấp, thấp tim hay gặp do liên cầu tan huyết nhóm A.

Cảnh giác với biến chứng do viêm amidan 2Viêm amindan cấp do liên cầu có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Điều trị tùy nguyên nhân

Viêm amidan do virut: Chủ yếu điều trị triệu chứng: nằm nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống đủ nước; dùng thuốc hạ sốt, giảm đau; vệ sinh mũi họng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý; kiêng rượu, bia, chất kích thích.

Viêm amidan do vi khuẩn: Dùng kháng sinh đường toàn thân: tùy mức độ có thể dùng thuốc đường uống hoặc đường tiêm; điều trị triệu chứng giống như viêm amidan do virut.

Khi nào cần cắt amidan?

Amidan được chỉ định cắt trong các trường hợp sau: viêm amidan quá phát gây tắc nghẽn đường hô hấp, ngừng thở khi ngủ; viêm amidan tái phát nhiều lần (7 lần/năm; 5 lần/năm trong 2 năm; 3 lần/năm trong 3 năm); viêm amidan mạn tính, gây thở hôi kéo dài; amidan to một bên, nghi ngờ ác tính ; viêm amidan gây biến chứng: áp-xe, viêm tấy quanh amidan, viêm mũi xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim.

Lưu ý: Không được cắt amidan khi: amidan đang viêm cấp hoặc có biến chứng tại chỗ; bệnh nhân đang có bệnh toàn thân, bệnh mạn tính chưa điều trị ổn định; bệnh nhân đang trong vùng dịch; phụ nữ trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt.

ThS. Lê Anh Tuấn


Ðiều trị giảm thính lực thế nào?

Phạm Văn Hồng (phamhong@gmail.com)

Cùng với tuổi tác ngày càng cao thì các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa. Đặc biệt, dễ nhận thấy là cơ quan thính giác (sức nghe) và cơ quan thị giác (sức nhìn là dễ nhận ra nhất). Tuy nhiên, giảm sức nghe còn gặp ở những người làm việc trong môi trường tiếng ồn lớn và liên tục, những người thường xuyên đeo tai nghe... Bệnh giảm thính lực cho dù do nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng cần đi khám, chữa trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê đơn dùng thuốc hoặc dùng phương pháp như tai nghe, cấy ghép ốc tai để giúp người điếc có thể thông tin được một cách bình thường. Những người mắc bệnh điếc do môi trường, do tuổi già thường dùng máy trợ thính điện tử hoặc dạng số sẽ có tác dụng tốt. Riêng thiết bị nghe dạng số có thể giúp người nghe được những âm thanh rất nhỏ còn phương pháp cấy ghép ốc tai lại có nhiệm vụ đưa tín hiệu âm thanh trực tiếp qua dây thần kinh âm thanh lên đại não. Nhóm người mắc bệnh xơ cứng tai, bệnh về dây thần kinh âm thanh có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, riêng nhóm mắc bệnh Meniere thì không có phương pháp chữa trị nào cả, chỉ có thể cải thiện bệnh tình bằng cách ăn uống khoa học, hạn chế ăn muối, đồ uống có chứa nhiều caffein hoặc rượu bia, bỏ thuốc lá và dùng thuốc để chống chảy dịch trong tai. Trường hợp bố bạn cần khám ở chuyên khoa tai để tìm nguyên nhân từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cách trợ thính phù hợp.

BS. Hoàng Văn Thái

Giữ gìn để thể thủy tinh không bị đục

Thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2004 cho thấy, đục thủy tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở nước ta trong hơn 30 năm qua, chiếm 71,3% tổng số người mù. Tuy nhiên đây là bệnh có thể phòng ngừa và điều trị được.

Thủy tinh thể là một thấu kính trong suốt nằm ở phía bên trong mắt, 2 mặt lồi, trong suốt, trung bình ở người trưởng thành dày 4mm và rộng 9mm. Thủy tinh thể có chức năng như một thấu kính hội tụ, điều tiết để tập trung các tia sáng đi vào võng mạc tạo hình ảnh sắc nét rõ ràng, như thấu kính của máy ảnh tập trung hình ảnh vào phim.

Các yếu tố nguy cơ

Đục thủy tinh thể là bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi. Bệnh diễn tiến từ từ, biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, bệnh nặng hơn, mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì.

Giữ gìn để thể thủy tinh không bị đụcCác loại đục thủy tinh thể.

Ở người trẻ tuổi, bệnh đục thủy tinh thể có thể đã hiện diện do bẩm sinh hoặc do chấn thương hoặc đục thủy tinh thể thứ phát sau bệnh viêm màng bồ đào, glôcôm. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tiếp xúc dưới tia cực tím kéo dài, hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc steroid trong thời gian dài và mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, lịch sử gia đình đục thủy tinh thể.

Dấu hiệu nhận biết sớm

Thị lực giảm: Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thể thủy tinh. Trẻ nhỏ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt.

Lóa mắt: Đục thể thủy tinh bắt đầu thường gây lóa mắt với ánh sáng, nhìn mờ hơn nơi râm mát và ban đêm, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau.

Giả cận thị: Mắt bị đục thể thuỷ tinh ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

Lác mắt: Một số trường hợp do đục thể thuỷ tinh, mắt đó bị nhược thị và lác.

Thường xuyên thay đổi kính đeo mắt: Do thủy tinh thể đục làm thay đổi chiết xuất.

Nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc, nhìn như qua sương mù... tất cả những khó chịu đó được giải thích là do thể thuỷ tinh bị đục đã làm tán xạ các tia sáng đi qua nó.

Phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể, cách nào?

Bệnh đục thủy tinh thể được điều trị bằng phẫu thuật cho kết quả tốt nhưng không phải lúc nào cũng đảm bảo kết quả và đủ điều kiện để mổ. Điều quan trọng là phải biết phòng ngừa đục thủy tinh thể từ những nguyên nhân gây bệnh đã xác định được.

Khám mắt thường xuyên. Khám mắt thường xuyên có thể giúp phát hiện đục thủy tinh thể và các vấn đề về mắt khác ở các giai đoạn sớm nhất.

Điều trị và kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường. Thực hiện đúng chế độ ăn kiêng nếu bị đái tháo đường, kiểm soát tốt đường huyết. Điều trị sớm các bệnh tại mắt như glôcôm, viêm màng bồ đào.

Chế độ ăn uống lành mạnh. Chế độ ăn giàu chất chống ôxy hóa và chức năng gan tốt sẽ có tác dụng giúp phòng ngừa bệnh. Người bị đục thủy tinh thể có khuynh hướng thiếu vitamin C, đồng, mangan, kẽm. Beta-carotene giúp “dọn dẹp” tốt các gốc tự do - một tác nhân gây tổn hại mắt, bảo vệ mắt không bị những tổn thương liên quan đến ánh sáng. Còn taurin là một acid amin chính trong thủy tinh thể, có khả năng làm chậm sự khởi phát của bệnh. Không ăn tảo, thực vật biển, sò ốc, sản phẩm từ sữa ít béo, chocolate, vì đây là những nguồn chứa vanadium vốn độc hại cho mắt.

Hạn chế các yếu tố nguy cơ khác: Ánh sáng tia cực tím từ mặt trời có thể góp phần vào sự phát triển của đục thủy tinh thể. Đeo kính râm chặn tia cực tím khi đang ở ngoài trời. Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

BS. Hoàng Minh

Đau nửa đầu nhưng lại… nhổ răng

Đau dây thần kinh số V biểu hiện là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng mặt. Bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm với các vấn đề răng miệng, nhiều người bị nhổ nhầm cả hàm răng mà cơn đau vẫn không chấm dứt.

Mới đây, phòng khám Đau mạn tính Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ Mai Thị H. (41 tuổi, Quận 10) bị đau như điện giật vùng nửa mặt phải, tập trung nhiều ở hàm trên, ăn uống kém và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chị H chia sẻ về bệnh tình: “Cách đây 2 tuần, cơn đau đột ngột xuất hiện dữ dội ở hàm trên, nhức nhối lên tận não. Tôi cứ nghĩ đây là vấn đề về răng miệng nên đến phòng khám nha khoa gần nhà để điều trị. Lúc đầu, tôi yêu cầu bác sĩ nhổ 2 răng hàm trong cùng bên phải nhưng không đỡ. Sau đó, do không thể chịu nổi cơn đau hành hạ, tôi quyết định nhổ các răng hàm tiếp theo, tuy nhiên cơn đau không hề thuyên giảm. Vì vậy, tôi quyết định đến khám và điều trị tại BV. ĐHYD”.

Đau nửa đầu nhưng lại… nhổ răngẢnh minh họa

Theo ThS.BS. Lê Viết Thắng - Khoa Ngoại Thần kinh (BV. ĐH Y Dược TP.HCM), bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh, sau khi thăm khám, người bệnh được chẩn đoán đau nửa mặt kịch phát. Bước đầu, người bệnh được điều trị bằng thuốc đặc trị để giảm đau. Nhưng một thời gian sau uống thuốc không đáp ứng, người bệnh nói chuyện vẫn đau, không ăn được, chỉ hút sữa bằng ống hút. Sau hội chẩn đánh giá toàn diện tình trạng của người bệnh, êkíp bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã can thiệp phẫu thuật, giải phóng chèn ép dây thần kinh số V. Ba ngày sau mổ, người bệnh hết đau hoàn toàn, có thể ăn uống bình thường.

Đau nửa đầu gây đau đầu nghiêm trọng thường đi kèm với độ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, hoặc mùi. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau mắt, tăng nhạy sáng hoặc âm thanh, buồn nôn và nôn.

TS.BS. Nguyễn Minh Anh - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cho biết đặc điểm của đau dây thần kinh số V là cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng như bị nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau kèm theo co giật cơ mặt, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nước mũi. Cơn đau thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh. Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt …

Nguyên nhân chính xác của chứng đau nửa đầu là không được biết và có liên quan đến dẫn truyền thần kinh, nhưng chứng bệnh này có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố, ví dụ: thay đổi nội tiết, stress, bị kích thích mạnh như: tiếng ồn lớn, một số loại thức ăn (rượu vang đỏ, pho mát, chất bảo quản dùng trong thịt hun khói - nitrat, sô cô la, một số sản phẩm sữa…).

Chính vì vậy, theo các chuyên gia thần kinh, thay đổi lối sống như thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp làm giảm tần suất các đợt tấn công của chứng đau đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập thể dục, ví dụ Yoga, thúc đẩy sự thư giãn cơ rất hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau dữ dội. Hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu thường có thể được điều trị bằng cách kết hợp thuốc và thay đổi lối sống.

Đọc thêm các bài khác về Đau nửa đầu

An Quý

Lựa chọn lối sống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh ở Scotland đã phân tích thông tin di truyền từ hơn 600.000 người ở Bắc Mỹ, châu u và Úc để xác định xem gen ảnh hưởng thế nào tới tuổi thọ. Nhóm nghiên cứu giải thích, ví dụ, một số gen có liên quan với tăng nguy cơ uống rượu và nghiện rượu.

Lựa chọn lối sống lành mạnh để kéo dài tuổi thọ

Hút thuốc lá và những đặc tính có liên quan với ung thư phổi gây ảnh hưởng lớn nhất tới tuổi thọ. Các nhà nghiên cứu cho biết, hút 1 bao thuốc lá mỗi ngày làm giảm trung bình 7 năm tuổi thọ.Tuy nhiên, tin tốt là những người từ bỏ được thói quen xấu này sống lâu như những người không bao giờ hút thuốc.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, lượng mỡ cơ thể và các yếu tố khác liên quan với tiểu đường cũng làm giảm tuổi thọ. Những người sẵn sàng cho những trải nghiệm mới và không ngừng học tập cũng có xu hướng sống thọ hơn.

Nhóm nghiên cứu cho biết, những khác biệt ở gen ảnh hưởng tới nồng độ cholesterol làm giảm khoảng 8 tháng tuổi thọ và những khác biệt về gen liên quan đến hệ miễn dịch có thể giúp kéo dài thêm 6 tháng tuổi thọ.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Communications.

BS P.Liên

(Theo UPI)

Béo phì liên quan với 13 dạng ung thư

13 dạng ung thư có liên quan tới béo phì bao gồm: u não, u đa tủy, ung thư thực quản, ung thư vú sau mãn kinh, ung thư tuyến giáp, túi mật, dạ dày, gan, tụy, thận, buồng trứng, tử cung và đại tràng.

Phát biểu tại hội nghị, bác sĩ Lisa Richardson giám đốc Đơn vị phòng ngừa và kiểm soát ung thư của CDC cho biết, bằng chứng cho thấy giảm cân có thể giúp giảm nguy cơ một số dạng ung thư.

Béo phì liên quan với 13 dạng ung thư

Theo báo cáo mới của CDC và Viện nghiên cứu ung thư quốc gia Mỹ, 13 dạng ung thư có liên quan với béo phì chiếm khoảng 40% trong số các trường hợp ung thư được chẩn đoán ở Mỹ năm 2014.

Trong số 630.000 người Mỹ có chẩn đoán ung thư liên quan với thừa cân hoặc béo phì trong năm 2014, khoảng 2/3 xảy ra ở những người độ tuổi từ 50-74. Ngoại trừ ung thư đại tràng, tỉ lệ ung thư liên quan đến béo phì tăng 7% trong khoảng từ năm 2005 đến 2014. Trong cùng thời gian đó, tỉ lệ ung thư không liên quan với béo phì giảm.

BS P.Liên

(Theo healthday)

Ứng dụng định vị không gian ba chiều trong điều trị cột sống và thay đốt sống nhân tạo

Bệnh nhân Lại Thị Hồng Hạnh (42 tuổi, Thái Bình) vào Khoa CTCH trong tình trạng suy kiệt, chỉ nặng 30-35kg, không thể tự đi lại, đau lưng nhiều, tê yếu 2 chân, được phát hiện tổn thương thân đốt sống 11,12 cột sống ngực. Bệnh nhân được chẩn đoán lao cột sống và chỉ định phẫu thuật để cố định cột sống đoạn bị tổn thương, giải phóng chèn ép thần kinh. Gần 1 tháng sau phẫu thuật, kết hợp điều trị thuốc lao, bệnh nhân hiện đã tiến triển rất nhiều, có thể tự ngồi dậy và đi lại. Tuy nhiên, phần tổn thương đốt sống do lao vẫn còn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Phẫu thuật cột sống thường liên quan đến tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu và cấu trúc xương dây chằng xung quanh, chỉ sai số rất nhỏ chừng 1mm thôi đã có thể gây tổn thương thần kinh, mạch máu và để lại di chứng rất nặng nề. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ vừa phải đảm bảo sự an toàn, tránh làm tổn thương thêm cho tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu gây liệt, mất máu… vừa phải xử lý được tổn thương (thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, dị dạng, u đốt sống, chấn thương…) đồng thời tái tạo lại cấu trúc sinh lý của cột sống bằng việc sử dụng vật liệu thay thế như nẹp vít, ốc, đĩa đệm nhân tạo, nẹp silicon…

Ứng dụng định vị không gian ba chiều trong điều trị cột sống và thay đốt sống nhân tạoẢnh minh họa

Kết quả hồi phục lâm sàng phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong đó không thể thiếu sự cân bằng cơ sinh học của hệ thống vật liệu thay thế. Hệ thống định vị không gian 3 chiều chính xác O-ARM được đưa về ứng dụng tại BV Bạch Mai từ cuối năm 2016. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên BV kết hợp hệ thống này với thân đốt sống nhân tạo T2 Altitude sẽ mang lại kết quả tối ưu cho phẫu thuật viên và người bệnh.

Hệ thống chụp O-ARM ra đời dựa trên công nghệ tấm cảm biến Xquang phẳng, trạng thái rắn. O-ARM cung cấp hình ảnh không gian 3D với độ phân giải cao, toàn diện hơn, chính xác hơn và tăng cường độ chính xác và an toàn cho các bác sĩ phẫu thuật. Với cánh tay linh động có thể mở ra và tự động đồng bộ hóa với hệ thống định vị trong phẫu thuật (navigation), O-ARM đã thay đổi mô hình cho phẫu thuật cột sống. Công nghệ này đã được chứng minh với các ưu thế: Tăng độ chính xác của vị trí bắt vít cột sống, làm giảm tỉ lệ phẫu thuật lại do bắt sai vị trí; Giúp cho bác sĩ phẫu thuật áp dụng các kỹ thuật ít xâm lấn làm giảm tổn thương mô, giảm sử dụng của thuốc và đau hậu phẫu, rút ngắn thời gian phục hồi của bệnh nhân…

Thân đốt sống nhân tạo có thể mở rộng T2 Altitude với tính năng căng giãn tại chỗ, kết cấu chặt chẽ và dễ dàng lắp đặt, được các chuyên gia đánh giá là một giải pháp tối ưu cho trục trước cột sống. T2 Altitude được chỉ định trong chấn thương cột sống và thay thân đốt sống các trường hợp: Chấn thương gãy thân đốt sống vùng lưng ngực; Mất vững - xẹp đốt sống do loãng xương; Nhiễm trùng lao thân đốt sống; U cột sống ngực, cột sống cổ, lưng…

PV

Loãng xương có nên tự uống canxi?

Lê Thị Minh (Bình Định)

Do sợ bị loãng xương nên rất nhiều người đã tự ý mua canxi về uống mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Bởi loãng xương không chỉ đơn thuần do thiếu canxi, mà còn hàng loạt các nguyên nhân khác. Ở một số người thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động các tế bào hủy xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoide. Vì thế nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc cung cấp thêm canxi là không có tác dụng.

Bổ sung thực phẩm giàu can xi hàng ngày giúp phòng loãng xương.

Việc tự ý uống bổ sung canxi rất nguy hiểm. Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ có thể xuất hiện các biến chứng như: ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều), sỏi thận...

Vì vậy, để phòng bệnh loãng xương, cách tốt nhất cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, ăn uống điều độ và vận động nhẹ hằng ngày, hạn chế uống cà phê, rượu, trà. Nếu bữa ăn hằng ngày đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như: tôm, tép, ốc, cua, trứng, cá... các loại rau, củ, hạt (súp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, hạt đậu nành, đậu phộng, dầu mè, trái thơm, sữa...) thì ở người bình thường không sợ thiếu hụt canxi. Riêng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nhu cầu cao hơn là 1.000 - 1.200 mg, khi bổ sung canxi cần có hướng dẫn của nhân viên y tế. Do vậy, nếu chị nghi ngờ mình bị loãng xương cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và tư vấn. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc việc bổ sung như thế nào cho hợp lý.

Bác sĩ Anh Thư

Nhiễm khuẩn bệnh viện

NKBV làm tăng tỉ lệ tử vong, làm chậm tiến triển của bệnh dẫn đến kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí chăm sóc người bệnh.

Thế nào là NKBV?

NKBV là nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian nằm viện mà nhiễm khuẩn đó không có triệu chứng lâm sàng hoặc đang ủ bệnh tại thời điểm nằm viện. Nhiễm khuẩn (NK) xảy ra 48 đến 72 giờ và trong vòng 10 ngày sau khi bệnh nhân (BN) xuất viện được coi là NK mắc phải tại bệnh viện (trừ viêm dạ dày ruột do Norwalk virus thời gian ủ bệnh ngắn hơn 48 giờ, viêm gan siêu vi A lâu hơn 10 ngày).

Tỉ lệ NK trong một bệnh viện rất quan trọng, nó phản ánh công tác chuyên môn của một bệnh viện (khả năng chống NK, việc xây dựng, giám sát và thực hiện những qui trình chuẩn trong công việc hàng ngày…) và ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của cả người bệnh và nhân viên y tế. Tỉ lệ NKBV trên toàn thế giới khoảng từ 3,5 - 10% tổng số người bệnh nằm điều trị nội trú và ở bất cứ thời điểm nào cũng có khoảng 1,4 triệu người bị mắc NKBV.

Nhiễm khuẩn bệnh việnMôi trường bệnh viện đông đúc là nguy cơ gây NKBV. Ảnh: TM

Các yếu tố dẫn đến NKBV

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến NKBV. Hàng đầu là do không khí trong môi trường BV bị NK. NKBV lây lan theo chất bẩn, hơi nước, hoặc các hạt bụi lơ lửng trong không khí. Gần đây người ta còn chú ý tới vai trò của các máy điều hòa nhiệt độ trong việc lây truyền vi khuẩn Legionella pneumophila gây viêm phổi. NKBV cũng có thể do thực hiện nhiều thủ thuật xâm nhập (tiêm truyền, phẫu thuật, thở máy, thủ thuật thai sản…); do dụng cụ y tế, thực phẩm, nguồn nước bị NK; do nhân viên y tế đặc biệt là tay nhân viên y tế trước và sau khi chăm sóc bệnh được xem là nguyên nhân quan trọng nhất trong việc phát tán vi khuẩn gây bệnh. NKBV có thể do sự lây lan từ BN này sang BN khác trong thời gian nằm viện. Đôi khi cũng có thể do những người nhà thăm nuôi BN vì họ có thể là những người đang NK, những người đang trong thời kỳ ủ bệnh hoặc là người lành mang khuẩn. Những người tham gia chăm sóc BN cũng góp phần vào việc lan truyền vi khuẩn từ BN này sang BN khác nếu không tuân thủ chặt chẽ các qui định về vệ sinh an toàn chống NK trong BV.

NKBV cũng có nguy cơ từ những khoa điều trị đặc biệt phải sử dụng nhiều loại kháng sinh dẫn đến sự tồn tại kéo dài hoặc phát sinh mới những chủng VK kháng thuốc. Điều nguy hiểm ở chỗ các đơn vị này không được thay đổi vị trí thường xuyên dẫn đến sự tồn tại các “ổ vi khuẩn” kháng thuốc trong bệnh viện.

Các loại nhiễm khuẩn thường gặp và chủng vi khuẩn gây bệnh

Hầu như tất cả các cơ quan của cơ thể đều có nguy cơ mắc NKBV tuy mức độ có khác nhau. NK huyết là rất thường gặp (gặp ở trẻ sơ sinh, người cao tuổi, suy giảm miễn dịch, người có các bệnh mạn tính như COPD, suy tim...). Tác nhân thường gặp là Staphylococcus aureus, Enterococci,... NK đường hô hấp, điển hình là viêm phổi (ở người lớn tuổi, những BN dùng máy thở, mổ lồng ngực, chấn thương ngực kín, tràn khí, tràn dịch màng phổi…). Tác nhân thường gặp là vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn mủ xanh, acinetobacter B, tụ cầu vàng, nấm. NK tiết niệu (gặp ở người cao tuổi, phụ nữ, BN nặng tại các khoa HSTC phải đặt sonde tiết niệu, BN sau làm thủ thuật như nội soi, tán sỏi bàng quang, niệu quản, thận… ). Các vi khuẩn thường gặp: Gram (-), Gram (+), Candida sp, E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter B… NK vết mổ là một NKBV rất thường gặp, đặc biệt là ở các BN được mổ cấp cứu (do điều kiện vô khuẩn không thể tốt như mổ có kế hoạch). Tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Gram (-), Gram (+) chủ yếu là S.aureus, Enterococci và các vi khuẩn khác. NK thần kinh đặc biệt hay gặp ở khoa phẫu thuật sọ não (BN chấn thương sọ não hở), loại NK này rất nguy hiểm nếu nhiễm các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh. BN viêm não thất do trực khuẩn mủ xanh hoặc Acinetobacter gần như chắc chắn tử vong. Các NK đường tiêu hóa cũng thường gặp ở các BN nặng tại các khoa Hồi sức tích cực. Ở các đối tượng BN này thường có liệt ruột, tưới máu ruột kém, dùng các thuốc giảm tiết dịch vị (chống loét do stress) dẫn đến tăng xâm nhập của VK vào lớp niêm mạc đường tiêu hóa gây tổn thương. Thường gặp là viêm ruột do vi khuẩn kỵ khí, tụ cầu, các cầu khuẩn đường ruột, vi khuẩn gram âm. Các NK ngoài da, viêm tĩnh mạch do tiêm truyền không đảm bảo vô khuẩn, do lưu kim luồn lâu, do đặt catheter tĩnh mạch trung tâm cũng thường gặp và chiếm khoảng 2 - 15% các NKBV nói chung. Tác nhân hay gặp nhất là tụ cầu (25%). Loại NK này có thể gây viêm tắc tĩnh mạch dẫn đến tắc mạch phổi cấp. Các NK cơ, xương khớp cũng chiếm khoảng 3% tổng số các NKBV. Tác nhân viêm thường do tụ cầu. Vi khuẩn lan theo đường máu hoặc tại chỗ trong khi làm các thủ thuật xâm nhập như tiêm bắp, tiêm nội khớp… Viêm nội tâm mạc NK, mặc dù ít gặp nhưng rất khó điều trị nếu nhiễm các chủng vi khuẩn đa kháng. Vi khuẩn thường vào theo đường tĩnh mạch trong khi tiêm truyền hoặc vào theo các tĩnh mạch lớn trong khi làm thủ thuật: đặt catheter TMTT, đặt máy tạo nhịp, phẫu thuật tim, lồng ngực. Các NK sản khoa: thường do vi khuẩn gram âm. NK sản khoa rất thường gặp do can thiệp thủ thuật nhiều, vị trí dễ bị NK và khó chăm sóc. Vi khuẩn thường gặp là gram âm, nấm.

Dùng kháng sinh trong NKBV như thế nào?

Trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc dùng kháng sinh: Không dùng kháng sinh tràn lan tùy tiện. Dùng kháng sinh tập trung vào các loại vi khuẩn hay gặp như trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm, nấm, kỵ khí. Dùng kháng sinh đủ liều, nên dùng kháng sinh đường tiêm truyền. Loại bỏ tác nhân NK và các yếu tố nguy cơ. Dùng theo kháng sinh đồ nếu kết quả nuôi cấy đáng tin cậy và phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.

Ts.BS. Vũ Đức Định

Mùa lạnh: Cảnh giác méo miệng, liệt mặt

Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ để lại biến chứng và di chứng về vận động và thẩm mỹ.

Dấu hiệu nhận biết

Bệnh thường xảy ra đột ngột, người bệnh sau một đêm ngủ dậy đột nhiên khi đánh răng, khi ăn cơm thì nước và thức ăn chảy tràn ra ngoài, soi gương phát hiện khuôn mặt bị biến dạng lệch về một bên. Người bệnh cười nói khó, rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp tự nhiên như nếp nhăn, rãnh mũi má bị mờ hoặc mất, miệng và nhân trung méo về bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt nhắm không kín do liệt cơ khép vòng mi và nhãn cầu bị đẩy lên trên để lộ một phần lòng trắng.

Ở một số trường hợp, người bệnh có cảm giác tê một bên mặt, mất vị giác ở 2/3 trước lưỡi, khô mắt do không tiết nước mắt hoặc tăng tiết nước mắt làm nước mắt chảy giàn giụa, nhất là trong hoặc ngay sau bữa ăn.

Hướng dẫn động tác xoa bóp cơ mặt giúp người bệnh phục hồi tốt hơn. Ảnh: T.T.D

Liệt mặt tuy không đe dọa đến mạng sống của bệnh nhân nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống khiến bệnh nhân nhai khó bên liệt, ăn uống bị rơi vãi. Khi mặt bị liệt, mắt sẽ nhắm không kín nên dễ gây các bệnh về mắt như loét giác mạc và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Đa số các trường hợp mắc bệnh thường khỏi sau khoảng 1-3 tháng nếu được cấp cứu và điều trị đúng. Nếu không sẽ để lại biến chứng và di chứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân gây liệt mặt như sau tai nạn, chấn thương (vỡ xương đá, tổn thương não, vết thương hàm mặt, đứt dây thần kinh...), sau bệnh lý (khối u), nhiễm khuẩn, nhiễm virut, bệnh ở não... trong đó hay gặp nhất là sau nhiễm lạnh. Do dây thần kinh số VII chạy nông nhất trên mặt, đi song song với mạch máu vùng tai, nếu gặp lạnh đột ngột sẽ gây co mạch nhanh, máu không nuôi dưỡng được và dây số VII sẽ bị tổn thương. Liệt dây số VII nửa mặt không thể cử động được. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thời tiết giao mùa, nhất là mùa lạnh sẽ khiến nhiều người mắc bệnh hơn.

Đối tượng nào dễ mắc?

Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng những người thường xuyên thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần sa sút, thần kinh bị căng thẳng, sức đề kháng giảm dễ nhiễm lạnh. Ngoài ra, người có thể trạng yếu, ít tập luyện, ít tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường bên ngoài (ít ra gió), có tiền sử hạ đường huyết, tăng huyết áp, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, phụ nữ có thai, bị bệnh đái tháo đường, cảm cúm, suy giảm miễn dịch, lứa tuổi trung niên và người già,... cũng dễ bị méo miệng. Bệnh cũng hay gặp ở người uống nhiều bia rượu và đi về trong đêm khuya dễ bị lạnh. Mặt khác, lượng cồn trong máu đưa đến não và các cơ quan khác khiến mạch máu co lại (hoặc giãn ra tùy thể trạng mỗi người), làm cơ thể mất nhiều nhiệt, hơi ấm thoát ra ngoài không được bảo vệ, gặp phải khí lạnh sẽ bị cảm.

Xử trí thế nào?

Khi bị méo miệng, liệt mặt, cần được chữa trị kịp thời và đúng cách, nếu không bệnh có thể để lại di chứng liệt cứng và điều trị rất khó khăn. Khi phát hiện thấy dấu hiệu nghi ngờ như: một bên mặt hơi cứng khác thường, soi gương thấy một bên bị sệ xuống, miệng méo, mắt bên bệnh không thể nhắm kín và có nước mắt chảy ra... cần bình tĩnh xem xét, không nên kết luận ngay mình bị tai biến mạch máu não. Nếu thấy các triệu chứng chỉ có ở mặt thì nên nghĩ tới chứng liệt dây thần kinh mặt.

Tuyệt đối không được cạo gió, nếu những người có bệnh sử mạn tính như tăng huyết áp thì cần cho uống thuốc hạ huyết áp và nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác và loại trừ một số bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não...

Có rất nhiều phương pháp điều trị, tùy từng bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định như: điều trị nội khoa, châm cứu, bấm huyệt... Ngoài ra, nhờ sự phát triển của y học - kỹ thuật vi phẫu, các bác sĩ đã có nhiều phương pháp để điều trị liệt thần kinh mặt như nối ghép các nhánh thần kinh lân cận như nhánh thần kinh lưỡi, sống cổ hay chuyển vi phẫu cơ thon. Và hiện nay phương pháp mới là chuyển dây thần kinh cơ cắn nối với nhánh miệng của dây thần kinh số VII bị liệt. Phương pháp này đem lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân liệt mặt méo miệng đến sớm sau liệt trong vòng 24 tháng.

Để phòng tránh méo miệng, liệt mặt, mùa lạnh cần giữ ấm, tránh để nhiễm lạnh, nhất là lạnh đột ngột. Tránh ngồi trúng luồng gió, không tắm quá khuya, nếu trời lạnh, đi ra ngoài cần có khẩu trang, khăn ấm, nếu có việc phải đi xa, tốt nhất nên tránh di chuyển bằng xe máy. Nên bịt kín tai để lạnh giảm tác động vào dây thần kinh số VII. Đối với đối tượng có nguy cơ cao, sáng sớm khi mới ngủ dậy, nằm trên giường vài phút cho tỉnh táo và quen với môi trường, sau đó mặc quần áo ấm rồi mới ra ngoài môi trường lạnh.

Nếu mắc bệnh, cần tuân thủ chỉ định của thầy thuốc. Người bệnh có thể xoa bóp, mát-xa mặt, dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm ấm vào bên mặt bị liệt xoa từ trong ra ngoài giúp kích thích dây thần kinh.

BS. Nguyễn Duy Anh

Phòng bệnh hen tái phát lúc chuyển mùa

Nguyên nhân gây nên bệnh hen

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh hen nhưng chủ yếu là do yếu tố cơ địa dị ứng. Khi cơ thể gặp các dị ứng nguyên (chất lạ đối với cơ thể) hoặc các loại có tính chất kích ứng sẽ gây nên phản ứng dị ứng tức là bị lên cơn hen. Hen dễ gặp ở những người có cơ địa dị ứng (viêm mũi dị ứng, bệnh mề đay, bệnh viêm da dị ứng, bệnh tổ đỉa, bệnh chàm, bệnh eczema…). Bên cạnh đó, một số vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm) có thể gây dị ứng biểu hiện bằng hen, đặc biệt là một số ký sinh trùng (mò, mạt, nấm mốc, giun đũa). Hoặc hen do tác động của khói, bụi, hóa chất (khói bếp, khói thuốc lá, khói công nghiệp, hóa chất độc hại), lông chó, mèo… Một số thực phẩm đối với một số cơ địa dị ứng có thể kích thích gây nên cơn hen hoặc làm cho bệnh hen tăng lên, nặng thêm mỗi khi ăn chúng (tôm, cua, mắm tôm). Ngoài ra, một số thuốc điều trị bệnh khớp thuộc nhóm không steroid (diclofenac, piroxicam, indomethacin…) hoặc thuốc chẹn thụ thể bêta (atenolol) điều trị tăng huyết áp có tác dụng phụ là làm bệnh hen tái phát hoặc làm cho bệnh hen trầm trọng thêm.

Bệnh hen có tính di truyền khá rõ rệt, nếu bố hoặc mẹ bị hen, các con có thể bị hen (từ 25-30% nguy cơ con mắc bệnh); nếu cả bố và mẹ bị mắc bệnh hen, có từ 50-60% nguy cơ con mắc bệnh.

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân hen đo chức năng hô hấp

Nhân viên y tế hướng dẫn bệnh nhân hen đo chức năng hô hấp

Biểu hiện của hen

Triệu chứng điển hình nhất của hen là ho và khò khè. Ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra nhất là lúc thời tiết chuyển mùa. Ho thường xuất hiện cả ngày lẫn đêm nhưng ban đêm thường xảy ra nặng hơn, dồn dập hơn. Ho của bệnh hen là ho khan, ho từng tiếng một. Đối với người lớn, ho thường là dấu hiệu đầu tiện của cơn hen. Thông thường, hen có kèm theo viêm đường hô hấp trên như viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm amiđan, viêm VA (trẻ nhỏ). Ho của bệnh hen rất dễ nhầm với ho do mắc các bệnh hô hấp khác (viêm họng, viêm phế quản hay thậm chí được chẩn đoán là ho lao). Tuy vậy, có một số bệnh nhân bị hen chỉ có biểu hiện duy nhất là ho, đặc biệt là nửa đêm về sáng.

Đi đôi với ho là triệu chứng khò khè. Khò khè là biểu hiện của co thắt phế quản. Tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Khò khè xảy ra cả ban ngày, cả ban đêm nhưng ban đêm thường diễn biến nặng hơn, dồn dập hơn, đặc biệt là khi chuyển mùa (nóng sang lạnh, mưa nhiều, áp thấp...). Khò khè là dấu hiệu đầu tiên lên cơn hen của trẻ em. Khò khè, ho kết hợp với tăng xuất tiết cho nên người bệnh hen có rất nhiều đờm. Người bệnh luôn cảm thấy nặng ngực (cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt) và khó thở (khó thở ra) do phế quản bị co thắt. Khó thở thường hay bị tái phát nhiều lần.

Người bị hen thỉnh thoảng bị bội nhiễm vi khuẩn, virut có thể có sốt kèm theo, vì vậy, bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí nguy kịch hơn, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi sức yếu.

Đặc điểm của hen là các triệu chứng chỉ xảy ra trong cơn hen, ngoài cơn hen, người bệnh trở về gần như bình thường (chỉ hơi mệt).

Hải sản là thực phẩm mà người bệnh hen cần tránh.

Hải sản là thực phẩm mà người bệnh hen cần tránh.

Biến chứng của bệnh hen

Hen cấp tính nếu không xử trí kịp thời có thể tắc thở, suy hô hấp, tử vong.

Bệnh hen mạn tính, trường diễn có thể gây bệnh tâm phế mạn, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Thỉnh thoảng khi chuyển mùa có thể lên cơn hen cấp tính rất nguy hiểm.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi ngờ bị hen, cần được khám bệnh đầy đủ để xác định bệnh. Hiện nay, đã có thuốc điều trị đặc hiệu cắt cơn hen và thuốc điều trị dự phòng cơn hen. Tuy nhiên, dùng loại thuốc nào có lợi cho người bệnh cần có chỉ định của bác sĩ khám bệnh, người bệnh không nên tự mua thuốc để điều trị cho bản thân mình hoặc điều trị cho người nhà của mình khi không có chuyên môn về y học. Khi bệnh hen đã được kiểm soát, người bệnh nên khám bệnh định kỳ, khoảng từ 1-3 tháng/lần. Tuy vậy, khi người bệnh không đáp ứng với thuốc, khó thở tăng lên, bệnh diễn biến nặng lên, cần tái khám ngay.

Lời khuyên thầy thuốcĐể phòng bệnh hen tái phát, người bệnh nên mặc ấm khi trời chuyển lạnh. Không nên tắm nước lạnh, nếu nằm ngủ ở phòng máy lạnh, nên để nhiệt độ khoảng 27 - 28 độ. Phòng ngủ cần kín gió để tránh gió lùa, nhất là ban đêm. Nhà ở cần thông thoáng, sạch sẽ không để các loại mò, mạt xuất hiện và các loại chăn gối, đệm, thảm trải nhà luôn được giặt sạch, phơi nắng. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, người bị hen nên kiêng (tôm, cua, ốc, mắm tôm…). Cần dùng thuốc hen dự phòng theo chỉ định của bác sĩ.

PGS.BS. Việt Bắc

Bật mí 10 triệu chứng gan nhiễm mỡ và dấu hiệu bệnh gan

Gan đảm nhận thực hiện khoảng 500 chức năng quan trọng. Trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.

Dưới đây là 10 dấu hiệu cảnh báo bạn có thể mắc bệnh gan, tuy nhiên, bạn cần phải thăm khám bởi bác sĩ để xác định có mắc bệnh gan hay không. Bài viết này chỉ có ý nghĩa tham khảo, không thể thay thế ý kiến tư vấn của bác sĩ.

Uống quá nhiều rượu

Tình trạng này được gọi với thuật ngữ y học là ARLD (Alcohol Related Liver Disease - Bệnh gan liên quan đến rượu). Khi mắc phải tình trạng này, có thể các triệu chứng bệnh vẫn còn ẩn, chưa biểu hiện rõ ra bên ngoài hoặc các triệu chứng ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, nếu bạn uống quá nhiều rượu, bạn cần phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu gan của bạn bị tổn thương. Các xét nghiệm máu sẽ phát hiện tình trạng men gan bất thường nếu gan có vấn đề. Trong giai đoạn sau của bệnh này, các triệu chứng như lơ mơ, lú lẫn và nôn ra máu... Là các dấu hiệu chắc chắn là bạn đang bị ARLD.

10 nguy cơ và dấu hiệu bệnh gan

Nhiễm virut

Có 5 loại chính của bệnh viêm gan bị gây nên bởi virut tấn công gan. Trong đó có 3 loại quan trọng nhất là viêm gan A, B và C.

Bạn có thể mắc viêm gan A bởi ăn phải thức ăn hoặc nguồn nước bị nhiễm virut này. Viêm gan B thường lây nhiễm qua tiếp xúc tình dục với người bị bệnh, hoặc do dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng. Viêm gan C thường bị lây nhiễm do việc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh.

Dấu hiệu sớm của bệnh viêm gan có thể là những triệu chứng giống như khi bị cảm cúm nhẹ: mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sút cân... Tình trạng xấu hơn có thể là chóng mặt, suy giảm tuần hoàn, nước tiểu sẫm màu...

Khi bị viêm gan, việc điều trị chủ yếu là chỉ nhằm tạo cơ hội giúp gan phục hồi và duy trì hoạt động trở lại.

Buồn nôn và chán ăn

Bạn có thể cảm thấy buồn nôn và chán ăn hoặc mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh khác, nhưng nó có liên quan đến việc sản xuất và bài tiết mật của gan. Mật giúp nhũ hóa và cắt nhỏ lipid (chất béo) giúp cho chúng có thể được tiêu hóa. Khi gan gặp sự cố, cảm giác buồn nôn và chán ăn là một trong những dấu hiệu cảnh báo.

Chế độ ăn khiến gan nhiễm mỡ

Bệnh này không phải do uống quá nhiều rượu, thuật ngữ y học gọi là NAFLD (bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu). Nó có thể bị gây nên bởi chế độ ăn không lành mạnh, có quá nhiều chất béo dư thừa trong gan. Nếu không được điều trị, có thể dẫn đến xơ gan, suy gan, đau tim và đột quỵ.

Làm gì để có một lá gan khỏe mạnh?

Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc là 3 yếu tố quan trọng để có được lá gan khỏe mạnh. Tránh thái quá trong việc sử dụng những thực phẩm ảnh hưởng đến gan như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, ngũ cốc tinh chế...

Uống một ly nước chanh mỗi ngày có thể giúp thanh thải độc tố và giúp cho gan phải làm việc ít hơn. Ăn nhiều rau tươi có màu xanh đậm như rau bina, bắp cải xanh, rau ngót. Và ăn các loại quả như: quả óc chó, quả bơ, quả mọng... và uống nhiều nước là rất có lợi.

Dấu hiệu ban đầu có thể là cảm giác khó chịu và đau tức hạ sườn phải, nhưng đôi khi triệu chứng không rõ ràng.

Điều trị bệnh này thường là ngủ đủ giấc, vì nhiều nghiên cứu cho thấy bất thường hoặc thiếu ngủ gây ảnh hưởng lớn đến chức năng gan. Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn hợp lý và tập thể dục thường xuyên là rất cần thiết.

Bối rối và mất phương hướng

Như đã nói ở trên, một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là thanh lọc các chất độc ra khỏi máu. Ví dụ khi chúng ta uống thuốc, gan có thể chuyển hóa chúng thành chất vô hại và loại bỏ chúng. Ngoài ra khi chúng ta ăn các chất đạm (protid), quá trình tiêu hóa sẽ tạo ra chất amoniac gây độc, gan sẽ chuyển hóa và làm cho chúng trở nên vô hại. Tuy nhiên, khi gan hoạt động không tốt, các chất độc sẽ tích tụ và thậm chí gây ra các vấn đề cho não. Tình trạng này còn được gọi là bệnh não gan (Hepatic Encephalopathy). Người bệnh sẽ hay nhầm lẫn và mất phương hướng.

Mệt mỏi

Mệt mỏi và kiệt sức thường được cho là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề về gan. Khi gan không khỏe mạnh, việc loại bỏ các độc tố trong máu sẽ không được hiệu quả. Một trong các phương pháp hay được các bác sĩ ở Anh thực hiện để xác định xem sự mệt mỏi này có phải do gan bị bệnh gây ra hay không, đó là phương pháp “Fatigue Impact Scale”. Nó đánh giá tác động gây mệt mỏi của những hoạt động thể chất và tinh thần. Thường được sử dụng để đánh giá mức độ hồi phục của gan khi điều trị.

U nang ở gan

Thật may mắn vì thông thường, điều này không phải là tình trạng nghiêm trọng. Vấn đề này phát sinh khi gan bị bệnh mà có một số tế bào tăng sản xuất và tiết chất lỏng tạo thành túi nước như u nang. Sẽ không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi các u nang phát triển to và có thể gây đau đớn và khó chịu.

Phải thường xuyên đi kiểm tra chụp chiếu, siêu âm và làm các xét nghiệm khác để xác định tình trạng bệnh.

Phù do xơ gan

Điều này có thể xảy ra khi bạn bị viêm gan C hoặc biến chứng của bệnh viêm gan do rượu (ARLD) ở các nước phát triển. Vấn đề nghiêm trọng là bị suy giảm mạnh chức năng gan, các tổ chức gan bị xơ hóa, chai lại và sẹo. Chân và bàn chân bị phù do ứ nước, bàn tay bàn chân bị ngứa, dễ bị bầm tím, gan trở nên rất nhạy cảm khi va chạm.

Nước tiểu đậm màu hơn

Nước tiểu sẫm màu hơn có thể là do bạn uống thuốc gì đó gây nên, hoặc đơn giản có thể chỉ do bạn uống không đủ lượng nước hàng ngày. Nhưng khi tự dưng thấy màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường và nhất là bạn thấy phân có màu trắng, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị bệnh gan. Trong trường hợp này, bạn cần phải khẩn trương đến bệnh viện để được chữa trị khẩn cấp, vì có thể chức năng gan của bạn đă bị suy giảm nghiêm trọng.

Vàng da

Một dấu hiệu cảnh báo cổ điển cho bệnh gan là vàng da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Vàng da, vàng mắt là dấu hiệu đặc hiệu của bệnh gan, do gan không chuyển hóa và thanh thải được sắc tố mật có tên là bilirubin.

Khi chức năng gan bình thường thì lượng bilirubin tự do trong máu sẽ được gan chuyển hóa thành dạng kết hợp và thải trừ ra ngoài, khi chức năng gan suy giảm, lượng bilirubin tự do dư thừa nhiều trong máu, gây nên tình trạng vàng da, vàng mắt này.

(Theo ideadigezt)

DS. u Hòa Bình

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Naturenz được sản xuất bởi DHG Pharma, giúp hạ men gan, bổ gan, mát gan, hỗ trợ điều trị viêm gan và gan nhiễm mỡ, giúp giảm dấu hiệu đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi, khó tiêu, trướng bụng, ăn ngủ kém,... Naturenz là công trình nghiên cứu trên 20 năm của Viện công nghệ sinh học, ứng dụng công nghệ sinh học, chiết xuất enzym từ củ quả tự nhiên. Hiệu quả Naturenz đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng giúp hạ men gan trong 6 tuần đối với các nhóm bệnh gan.

Hotline: 02923.899.000 – Facebook: https://www.facebook.com/ChuyengiaNaturenz/

Website: http://benhviengan.vn


Phòng bệnh viêm phế quản mạn tính

Bệnh rất dễ tái phát và nếu không được chữa trị đúng có thể đẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Phế quản là một bộ phận của hệ thống hô hấp dưới, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Phế quản được chia thành phế quản chính phải và phế quản chính trái, bắt đầu từ nơi phân chia của khí quản đến rốn phổi. Hai phế quản tạo với nhau một góc 700. Phế quản chính phải thường lớn hơn, dốc hơn và ngắn hơn nên khi dị vật lọt vào thường đi vào phổi bên phải. Phế quản nằm trong đường ống dẫn khí có nhiệm vụ đưa không khí lưu thông từ ngoài vào phế nang và ngược lại. Phế quản có hình như cành cây, có chi nhánh đến các thùy phổi.Tiểu phế quản tận là nhánh cuối cùng, được nối với các túi phế nang. Từ tiểu phế quản tận đến các phế nang là một đơn vị cơ bản của phổi (chỉ nhìn được khi dùng kính hiển vi). Nó thực hiện độc lập các chức năng quan trọng nhất của hệ thống hô hấp.

Viêm phế quản mạn tính là gì?

Khi bị viêm phế quản cấp không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng dẫn đến VPQMT. VPQMT có thể đơn thuần, có thể kết hợp với một số bệnh khác về phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng…) hoặc kết hợp với vệnh về tim (bệnh tâm phế mãn).

Phòng bệnh viêm phế quản mạn tínhViêm phế quản mạn tính

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh VPQMT ở NCT, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể kết hợp với sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thêm vào đó có một số yếu tố thuận lợi gây nên VPQMT nếu NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc sống trong môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi, khói (khói công nghiệp, khói bếp, nhất là bếp than, bếp đun rơm, rạ, củi). Hoặc NCT có cơ địa dị ứng, đặc biệt là dị ứng đường hô hấp (hen suyễn) hoặc dị ứng với thời tiết, nhất là thời tiết ẩm, ướt, lạnh, khô hanh. VPQMT ở NCT có thể gặp ở người bị viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống (gù, vẹo cột sống…). Một số trường hợp VPQMT ở NCT do vệ sinh cá nhân kém do bản thân NCT không biết vệ sinh (đánh răng, súc họng, tắm, thay quần áo bẩn bằng quần áo sạch…) hoặc do chế độ ăn, uống không đảm bảo đủ chất dinh dưỡng làm cho sức đề kháng đã giảm lại càng suy yếu bệnh viêm phế quản cấp dễ trở thành nặng hoặc mạn tính.

Triệu chứng

VPQMT thường có 3 hiện tượng, đó là ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh VPQMT là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, mưa nắng thất thường, gió mùa hoặc lúc thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt ho kéo dài từ một đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho, khạc đờm nhầy đến 5 - 6 lần. Đờm của người VPQMT thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài, gây ho càng nhiều và đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau, ho ngày càng tăng lên, số lượng đờm cũng tăng dần và bệnh VPQMT cũng càng nặng hơn (mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể).

VPQMT ở giai đoạn muộn hơn có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực (giống như hen suyễn), dần dần là khó thở thực sự.

Biến chứng

Bệnh VPQMT ở NCT xảy ra càng lâu, bệnh càng nặng gây nên sự thiếu hụt không khí càng nhiều, từ đó làm rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí. Cũng do đó, người bệnh luôn bị mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…). Nếu không được điều trị đúng, dứt điểm, bệnh có thể dẫn đến bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, tâm phế mạn, khí phế thũng, giãn phế quản. Đây là những bệnh thuộc loại bệnh nặng của đường hô hấp.

Nguyên tắc điều trị

Khi bị viêm phế quản cấp cần được khám bệnh và điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ, không tự chẩn đoán và không tự mua thuốc để điều trị, nhất là dùng kháng sinh không theo đơn thuốc của bác sĩ bệnh càng dễ thành mạn tính và làm cho vi khuẩn kháng thuốc rất khó điều trị mỗi khi bệnh tái phát.

Lời khuyên của thầy thuốcChuyển mùa, bệnh VPQMT rất dễ tái phát, nhất là ẩm ướt, mưa nhiều, lạnh giá, khô hanh. Vì vậy, NCT cần tránh lạnh đột ngột bằng cách tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, mặc ấm nhất là vùng cổ, ngực. NCT khi ngủ cần đủ ấm (quần áo, chăn, đệm…), khi ra khỏi nhà cần mặc ấm, đầu có mũ len, tay, chân đi tất. Khi đã mắc bệnh VPQMT, người bệnh tuyệt đối không hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói (khói bếp, khói công nghiệp, khói thuốc), bụi (cần đeo khẩu trang khi ra đường, lúc quét dọn nhà cửa). Cần tập thể dục đều đặn hàng ngày, lưu ý tập thở (hít sâu, thở ra nhịp nhàng), đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản.

TTƯT.PGS.TS. BÙI KHẮC HẬU