Đau dây thần kinh số V biểu hiện là những cơn đau đột ngột và dữ dội ở vùng mặt. Bệnh ít nguy hiểm nhưng rất dễ chẩn đoán nhầm với các vấn đề răng miệng, nhiều người bị nhổ nhầm cả hàm răng mà cơn đau vẫn không chấm dứt.
Mới đây, phòng khám Đau mạn tính Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM vừa tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ Mai Thị H. (41 tuổi, Quận 10) bị đau như điện giật vùng nửa mặt phải, tập trung nhiều ở hàm trên, ăn uống kém và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Chị H chia sẻ về bệnh tình: “Cách đây 2 tuần, cơn đau đột ngột xuất hiện dữ dội ở hàm trên, nhức nhối lên tận não. Tôi cứ nghĩ đây là vấn đề về răng miệng nên đến phòng khám nha khoa gần nhà để điều trị. Lúc đầu, tôi yêu cầu bác sĩ nhổ 2 răng hàm trong cùng bên phải nhưng không đỡ. Sau đó, do không thể chịu nổi cơn đau hành hạ, tôi quyết định nhổ các răng hàm tiếp theo, tuy nhiên cơn đau không hề thuyên giảm. Vì vậy, tôi quyết định đến khám và điều trị tại BV. ĐHYD”.
Ảnh minh họa
Theo ThS.BS. Lê Viết Thắng - Khoa Ngoại Thần kinh (BV. ĐH Y Dược TP.HCM), bác sĩ trực tiếp điều trị cho người bệnh, sau khi thăm khám, người bệnh được chẩn đoán đau nửa mặt kịch phát. Bước đầu, người bệnh được điều trị bằng thuốc đặc trị để giảm đau. Nhưng một thời gian sau uống thuốc không đáp ứng, người bệnh nói chuyện vẫn đau, không ăn được, chỉ hút sữa bằng ống hút. Sau hội chẩn đánh giá toàn diện tình trạng của người bệnh, êkíp bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã can thiệp phẫu thuật, giải phóng chèn ép dây thần kinh số V. Ba ngày sau mổ, người bệnh hết đau hoàn toàn, có thể ăn uống bình thường.
Đau nửa đầu gây đau đầu nghiêm trọng thường đi kèm với độ nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, hoặc mùi. Các triệu chứng thông thường bao gồm: đau mắt, tăng nhạy sáng hoặc âm thanh, buồn nôn và nôn.
TS.BS. Nguyễn Minh Anh - Trưởng khoa Ngoại Thần kinh cho biết đặc điểm của đau dây thần kinh số V là cơn đau khởi phát đột ngột, thường gặp nhất là dạng giống điện giật, thỉnh thoảng như bị nghiền và xé, nhưng ít khi gặp dạng nóng bỏng. Cơn đau kèm theo co giật cơ mặt, vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, nước mũi. Cơn đau thường ngắn, kéo dài vài giây, nhưng có thể các cơn đau xuất hiện liên tiếp với nhau làm cho cơn đau kéo dài trong một đến hai phút. Tần suất của cơn đau quyết định độ nặng của bệnh. Cơn đau thường được khởi phát do những kích thích về cảm giác như sờ, chạm vào mặt, khi đánh răng, nhai thức ăn, thậm chí khi gió thổi vào mặt …
Nguyên nhân chính xác của chứng đau nửa đầu là không được biết và có liên quan đến dẫn truyền thần kinh, nhưng chứng bệnh này có thể bị kích hoạt bởi nhiều yếu tố, ví dụ: thay đổi nội tiết, stress, bị kích thích mạnh như: tiếng ồn lớn, một số loại thức ăn (rượu vang đỏ, pho mát, chất bảo quản dùng trong thịt hun khói - nitrat, sô cô la, một số sản phẩm sữa…).
Chính vì vậy, theo các chuyên gia thần kinh, thay đổi lối sống như thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp làm giảm tần suất các đợt tấn công của chứng đau đầu. Một số nghiên cứu cho thấy rằng các bài tập thể dục, ví dụ Yoga, thúc đẩy sự thư giãn cơ rất hữu ích trong việc kiểm soát cơn đau dữ dội. Hầu hết những người bị chứng đau nửa đầu thường có thể được điều trị bằng cách kết hợp thuốc và thay đổi lối sống.
Đọc thêm các bài khác về Đau nửa đầu
An Quý